Dịch vụ tư vấn di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng tại Đà Nẵng
Người Việt Nam từ xưa đến nay luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên. Đây là một trách nhiệm hệ trọng mà con cháu phải noi theo. Để thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với những người đã đi trước. Nhà nước luôn luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Pháp luật cho phép người để lại di sản, lập di chúc thể hiện có nguyện vọng để lại cho con cháu phần di sản được xem là phần di sản thờ cúng.
Di sản thờ cúng là một trong những nét đặc trưng của quy định pháp luật thừa kế Việt Nam. Theo truyền thống của người Việt, sau khi chết, một phần tài sản thường được trích lại để thờ cúng tổ tiên mà không đem chia.
Vậy pháp luật quy định như thế nào về di sản thừa kế được dùng trong thờ cúng?
Di sản thờ cúng là gì?
Theo Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 di sản bảo gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Di sản thờ cúng có thể hiểu là tài sản của người đã chết để lại cho những người còn sống. Với mục đích để thờ cúng theo ý nguyện của người đã chết.
Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người lập di chúc có thể để lại một phần di sản thờ cúng. Mà không quy định cụ thể là loại tài sản nào. Do vậy, người lập di chúc có thể định đoạt bất cứ kỳ tài sản nào dùng trong khối di sản thuộc quyền sở hữu của mình để dùng vào việc thờ cúng.
Di sản thờ cúng có thể là tiền, quyền tài sản, vật hoặc những giấy tờ có giá khác.
Xử lý di sản thờ cúng trong thừa kế như thế nào?
Căn cứ theo Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015, di sản thờ cúng có giá trị pháp lý khi:
- Phần di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia thừa kế. Và được giao cho người được chỉ định trong di chúc quản lý. Nếu di chúc không chỉ định người quản lý phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Thì những người thừa kế phải thỏa thuận giao di sản dùng vào việc thờ cúng cho một trong những người thừa kế trông coi và sử dụng
- Nếu tất cả những người thừa kế trong di chúc đều chết thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lý di sản hợp pháp trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật
- Khi thanh toán xong nghĩa vụ tài sản còn lại của người lập di chúc
Xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng theo Bộ luật Dân sự
Căn cứ khoản 3 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản thừa kế để dùng vào việc thờ cúng. Có thể thấy, di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ xuất hiện trong thừa kế theo di chúc. Còn trường hợp thừa kế theo pháp luật thì chưa có quy định về di sản thờ cúng.
Tuy nhiên, việc xác lập di sản thờ cúng không chỉ phát sinh bằng cách người để lại di sản ghi nhận dành một phần tài sản của mình sẽ được dùng để thờ cúng sau khi mất, mà thực thế còn có thể có một số trường hợp sau:
Di sản đã có sẵn từ đời trước để lại:
- Di sản được truyền từ đời này sang đời khác
- Tài sản chung của dòng họ
- Chỉ phục vụ thờ cúng
Di sản do những người thừa kế tạo lập:
- Người thừa kế tự nguyện dùng tài sản thừa kế cho việc thờ cúng
- Không được ghi nhận trong di chúc
Có được phép bán di sản thờ cúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015, phần di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Như vậy di sản thờ cúng không được chia thừa kế nên sẽ không thuộc sở hữu của bất kỳ cá nhân nào. Do đó không được phép bán phần di sản này, trừ trường hợp tài sản đã thuộc sở hữu của người quán lý theo quy định pháp luật.
Một số tranh chấp về di sản thờ cúng
Tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ thờ cúng:
-
Trường hợp vi phạm nghĩa vụ theo di chúc
Trường hợp người được chỉ định không thực hiện nghĩa vụ đó. Thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Do đó, thực tế có thể xảy ra tranh chấp giữa những người thừa kế và người được chỉ định quản lý đất dùng vào việc thờ cúng.
-
Trường hợp vi phạm nghĩa vụ theo sự chỉ định của những người thừa kế theo pháp luật
Trường hợp người được chỉ định theo thỏa thuận không thực hiện nghĩa vụ. Hoặc sử dụng đất thờ cúng không đúng mục đích. Thì cũng là sự vi phạm nghĩa vụ thờ cúng. Chính vì vậy, sự vi phạm nghĩa vụ của người quản lý đất dùng vào việc thờ cúng cũng là một nguyên nhân dẫn đến tranh chấp.
Tranh chấp giữa các đồng thừa kế yêu cầu phân chia di sản dùng thờ cúng:
- Tranh chấp này thường xảy ra khi người được chỉ định quản lý di sản chết. Sự kiện này đặt ra vấn đề thỏa thuận giữa các đồng thừa kế. Để xác định xem ai là người tiếp tục quản lý đất dùng vào việc thờ cúng. Do đó, trong trường hợp các đồng thừa kế không thỏa thuận được thì sẽ xảy ra tranh chấp.
- Giải quyết trường hợp này, căn cứ theo đoạn đoạn 3 khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết. Thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015.
Tranh chấp do người quản lý di sản tự ý xin cấp giấy chứng nhận đất thờ cúng:
- Tranh chấp này xảy ra khi những người thừa kế vẫn còn sống và người quản lý di sản tự ý xin cấp giấy chứng nhận đất thờ cúng. Theo khoản 1, Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015, “… Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật”. Như vậy, chỉ khi những người thừa kế theo di chúc đã chết. Thì người quản lý di sản thuộc diện thừa kế mới được quyền sở hữu phần di sản này.
- Trường hợp này, các bên có liên quan có thể khởi kiện yêu cầu hủy Giấy chứng nhận và xác định lại quyền sử dụng đất. Đồng thời đề nghị phân công người quản lý di sản mới.
Công ty Luật Mặt Trời Phương Đông – Tư vấn di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng
Với những kiến thức chuyên sâu về pháp luật, cùng những kinh nghiệm giải quyết các di sản thừa kế đã trải qua. Công ty Luật Mặt Trời Phương Đông cam kết sẽ đề xuất hướng giải quyết phù hợp và thỏa đáng nhất, trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật. Ngoài tư vấn chia di sản thừa kế, Công ty Luật Mặt Trời Phương Đông còn tư vấn giải quyết các tranh chấp thừa kế cho khách hàng. Phân tích di chúc, soạn mẫu di chúc, giải thích các điều luật về di chúc để khách hàng hiểu rõ hơn về chế định này. Nếu hiểu rõ pháp luật về di chúc, khách hàng sẽ chủ động hơn trong việc để lại di sản cho con cháu hoặc chủ động trong việc nhận thừa kế thế nào là hợp pháp.
XEM THÊM:
Liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời:








