Luật Nhà giáo chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2026. Đánh dấu một bước tiến lớn trong chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo – lực lượng nòng cốt của nền giáo dục quốc gia.
Bảo đảm quyền nghề nghiệp – Tôn vinh danh dự nhà giáo
Luật Nhà giáo gồm 9 chương, 42 điều. Lần đầu tiên xác lập rõ vị thế pháp lý của nhà giáo ở cả cơ sở công lập và ngoài công lập, xóa bỏ phân biệt đối xử.
Luật cũng bảo vệ nhà giáo trước các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Đặc biệt trên mạng xã hội; các hành vi vu khống, lan truyền thông tin sai lệch sẽ bị xử lý nghiêm.
Thu nhập của giáo viên được cải thiện rõ rệt
Luật quy định lương nhà giáo sẽ ở mức cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp. Làm cơ sở để Chính phủ điều chỉnh lương phù hợp với vai trò của nghề giáo.
Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện dự thảo nghị định sắp xếp lại bảng lương cho giáo viên từ mầm non đến giáo dục nghề nghiệp, nhằm đảm bảo thống nhất và thu nhập ổn định.
Ngoài lương chính, nhà giáo còn được hưởng các phụ cấp như trách nhiệm, thâm niên, vùng khó khăn, trợ cấp giáo dục hòa nhập… giúp tăng thu nhập bền vững.
Chính sách hỗ trợ toàn diện – thu hút nhân lực chất lượng cao
Luật đề xuất hỗ trợ nhà ở công vụ hoặc chi phí thuê nhà cho giáo viên vùng khó khăn. Kèm theo chế độ khám sức khỏe và bồi dưỡng chuyên môn định kỳ, không phân biệt nơi công tác.
Ưu tiên được đặt ra cho tuyển dụng, điều động giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đồng thời khuyến khích người có học hàm, học vị cao tham gia giảng dạy lĩnh vực then chốt.
Giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu sớm tối đa 5 năm (nếu đủ điều kiện BHXH) mà không giảm lương hưu. Ngược lại, nhà giáo có trình độ cao được kéo dài tuổi nghỉ hưu để tiếp tục cống hiến.
Chuẩn hóa trình độ, nâng tầm đội ngũ giáo viên
Luật mới hợp nhất hai hệ thống đánh giá trước đây là tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và chuẩn nghề nghiệp. Tạo thành một khung năng lực thống nhất áp dụng cho cả hai khu vực công lập và tư thục.
Mục tiêu là đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các loại hình trường, tăng tính công bằng trong tiếp cận giáo dục và tuyển chọn giáo viên. Đồng thời gắn tuyển dụng với thực hành sư phạm để nâng cao chất lượng đầu vào.
Đạo đức nghề giáo được luật hóa
Luật Nhà giáo lần đầu tiên đưa ra quy định cụ thể về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Trách nhiệm nêu gương trở thành một phần bắt buộc trong hoạt động của người thầy. Bao gồm sự tận tâm, mẫu mực và tinh thần trách nhiệm cao.
Đồng thời, luật cũng quy định các biện pháp xử lý đối với hành vi làm tổn hại đến hình ảnh của nhà giáo. Đặc biệt là trong môi trường trực tuyến. Bảo vệ uy tín nghề giáo được đặt lên hàng đầu, song song với việc yêu cầu giáo viên giữ gìn phẩm chất đạo đức.
Giao quyền tự chủ tuyển dụng cho ngành Giáo dục
Một điểm mới đáng chú ý là ngành giáo dục được trao quyền chủ động trong tuyển dụng và sử dụng đội ngũ nhà giáo. Cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập được tự tuyển dụng. (với mầm non và phổ thông, thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định)
Việc này giúp khắc phục tình trạng thiếu – thừa giáo viên, tạo điều kiện cho địa phương chủ động nhân sự. Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược nhân lực sư phạm và đề xuất chỉ tiêu biên chế phù hợp.
Hệ thống văn bản hướng dẫn sẽ đồng bộ với thời điểm luật có hiệu lực
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bắt tay xây dựng 02 nghị định và gần 20 thông tư để hướng dẫn thi hành Luật. Dự kiến toàn bộ hệ thống văn bản này sẽ được ban hành đồng thời với hiệu lực của luật từ ngày 01/01/2026.
Luật Nhà giáo 2025 khẳng định vai trò trung tâm của nhà giáo. Đồng thời, thể hiện sự tri ân và đầu tư chiến lược của Nhà nước đối với đội ngũ này.
———————————————————————————————————————————————————————————–
Hãy liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời:





