ĐỀ ÁN SÁT NHẬP TỈNH

Bộ Chính trị xem xét đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, trong đó có phương án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sáp nhập nhiều xã.

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG SÁT NHẬP TỈNH

Trước đó, tại cuộc họp ngày 11/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60-70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay.

Có thể thấy phương án được Chính phủ trình Bộ Chính trị là mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh và cấp xã (cơ sở), không còn cấp huyện. Trong đó sẽ sáp nhập một số tỉnh để cả nước còn khoảng hơn 30 tỉnh, thành và khoảng 2.000 xã thay vì có 63 tỉnh, thành và 10.035 xã như hiện nay.

Ngày 28/2, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận 127. Nội dung về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Trong đó, Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã. Bên cạnh đó, thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN SÁT NHẬP TỈNH

Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các cấp đã được đặt ra từ Nghị quyết 18, hội nghị lần thứ 6 khóa 12 năm 2017 (về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả).

Nghị quyết 27/2022 hội nghị lần thứ 6 Trung ương khóa 13 về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới cũng nêu rõ: “Tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương”.

Thực hiện chủ trương này, từ năm 2017 đến nay, cả nước đã tiến hành 2 đợt sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vào năm 2019-2021 và 2023-2025. Nhờ đó, số đơn vị hành chính cấp huyện giảm từ 713 xuống còn 696; số đơn vị hành chính cấp xã giảm từ 11.162 xuống còn 10.035.

Riêng về đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong hơn 7 năm qua vẫn giữ nguyên 63 tỉnh, thành. Có 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và TP Huế vừa được nâng cấp vào cuối năm 2024.

Xem thêm: Hôm nay, Bộ Chính trị xem xét đề án sát nhập tỉnh

Xem thêm: Điều đặc biệt trong việc sáp nhập tỉnh thành, tổ chức lại cấp xã

TÁC ĐỘNG

  • Mở rộng không gian phát triển cho các địa phương trên mọi phương diện của đời sống kinh tế – xã hội, gắn với chiến lược phát triển kinh tế, với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng.
  • Chính quyền địa phương được tổ chức tinh gọn hợp lý, phù hợp với đặc điểm của đô thị, của nông thôn và hải đảo. Hoạt động của chính  hiệu lực, hiệu quả hơn, đáp ứng sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
  • Thể hiện qua sự phân định thẩm quyền giữa Trung ương và chính quyền địa phương
  • Chính quyền cấp dưới tỉnh (cấp cơ sở) sẽ được trao nhiều thẩm quyền hơn trong việc quyết định các nhiệm vụ liên quan đến đất đai, đầu tư, phúc lợi xã hội.
  • Tiết kiệm kinh phí do tinh gọn tổ chức bộ máy và giảm cấp chính quyền địa phương được sử dụng dành cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, y tế,…

Xem thêm: DỰ KIẾN SÁT NHẬP CÁC TÒA ÁN CẤP HUYỆN TRÊN CẢ NƯỚC

—————————————————————————————————————

Hãy liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời:

☎️ LS.Quãng: 0932.571.339 – LS.Ân: 0905.999.655
📍 Văn phòng Công ty tại Đà Nẵng
316 CÁCH MẠNG THÁNG 8, HÒA THỌ ĐÔNG, CẨM LỆ, ĐÀ NẴNG
📍 Hoạt động tại Quảng Nam
📞 0905.99.96.55
📍 Hoạt động tại Huế
📞 0932.57.13.39
📍 Hoạt động tại Quảng Bình
📞 0971.319.894
Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *