Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong cuộc sống hằng ngày, việc đặt cọc bằng giấy viết tay diễn ra khá thường xuyên. Vậy giấy này có giá trị pháp lý không? Nếu xảy ra tranh chấp thì phải làm thế nào?
Hỏi: Tôi và chồng tôi có để dành được một khoản tiền, chúng tôi dự định mua 1 miếng đất trị giá 1,8 tỷ. Vì được người quen trong nhà giới thiệu và tin tưởng nhau nên chúng tôi chỉ thỏa thuận bằng giấy đặt cọc viết tay và không tiến hành công chứng, chứng thực. Luật sư cho hỏi, đặt cọc bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý không, có rủi ro gì không? Nếu một trong 2 bên vi phạm thỏa thuận đặt cọc thì xử lý như thế nào?
Công ty Luật Mặt Trời Phương Đông trả lời:
Đặt cọc là gì?
Căn cứ Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đặt cọc là thỏa thuận về việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền/kim khí quý/đá quý/vật có giá trị. Để bảo đảm thực hiện hoặc giao kết hợp đồng trong một thời hạn theo thỏa thuận.
Có thể thấy, trước khi thực hiện giao kết giao dịch, hợp đồng, các bên sẽ thỏa thuận và đàm phán với những nội dung hợp đồng để chuẩn bị thực hiện việc ký kết hợp đồng.
Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan mà một bên không thực hiện việc giao kết hợp đồng. Vì vậy, để đảm bảo cả hai bên sẽ thực hiện ký kết hợp đồng như đã thỏa thuận. Các bên sẽ thỏa thuận đặt cọc để đảm bảo việc thực hiện giao kết hợp đồng.
Như vậy, việc thỏa thuận đặt cọc nhằm mục đích đảm bảo các bên thực hiện đúng việc giao kết hợp đồng, nếu một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng đặt cọc thì phải chịu phạt cọc hoặc bồi thường thiệt hại.
Hợp đồng đặt cọc có hiệu lực pháp luật khi nào?
Để thực hiện đặt cọc, các bên lập hợp đồng đặt cọc.
Hợp đồng đặt cọc có hiệu lực pháp luật khi bảo đảm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 cụ thể:
- Các bên tham gia thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc có năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự phù hợp với thỏa thuận đặt cọc.
- Các bên đặt cọc, bên nhận đặt cọc hoàn toàn tự nguyện.
- Mục đích, nội dung của hợp đồng đặt cọc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định
Đặt cọc bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 119 BLDS 2015 quy định:
“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.”
Hiện nay, pháp luật không yêu cầu bắt buộc hợp đồng đặt cọc phải được thực hiện bằng hình thức nào. Hợp đồng đặt cọc được coi là một giao dịch dân sự. Do đó, các bên hoàn toàn có thể đặt cọc bằng hình thức của một giao dịch dân sự đó là bằng lời nói, bằng hành động hoặc bằng văn bản.
Như vậy, đặt cọc bằng giấy viết tay và thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực khác của hợp đồng dân sự như đã nêu ở mục trên thì có giá trị pháp lý
Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng chứng thực không?
Theo khoản 2, Điều 119 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải công chứng chứng thực, đăng ký thì phải thực hiện.
Theo đó, hợp đồng đặt cọc không là một trong các loại hợp đồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Do đó, công chứng sẽ không phải là điều kiện để hợp đồng đặt cọc có hiệu lực theo pháp luật.
Như vậy, luật không quy định bắt buộc phải thực hiện việc công chứng đối với hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, để bảo đảm tính pháp lý cũng như phòng ngừa trường hợp tranh chấp xảy ra. Chúng ta nên thực hiện việc công chứng Hợp đồng đặt cọc.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự quy định:
- Trường hợp hợp đồng được giao kết: Tài sản dùng để đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc các bên sẽ trừ đi khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
- Trường hợp bên đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng: Tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
- Trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng: Phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, trong trường hợp hai bên xảy ra tranh chấp giấy đặt cọc viết tay. Thông thường sẽ được giải quyết bằng các phương thức sau: thương lượng, hòa giải, khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.
Thương lượng
Lúc này các bên cùng nhau tự bàn bạc, tìm ra những phương hướng để tháo gỡ những vướng mắt.
Hòa giải
Các bên giải quyết tranh chấp bằng cách nhờ sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải. Để hỗ trợ, giải thích, thuyết phục các bên tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp.
Bên thứ ba có thể là người am hiểu pháp luật, có uy tín hoặc thông qua hòa giải viên cơ sở.
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được với nhau. Một trong các bên có thể thực hiện thủ tục khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng đặt cọc.
Trong trường hợp đặt cọc bằng giấy viết tay nhưng hình thức, nội dung của giấy viết tay đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Thì vẫn được coi là một trong các bằng chứng để các bên khởi kiện ra Tòa.
Khi đó, Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Giấy/hợp đồng đặt cọc bằng giấy viết tay
- Giấy tờ nhân thân của các bên (Căn cước công dân,…)
- Biên lai hoặc giấy tờ chứng minh việc giao nhận tiền cọc
- Giấy tờ, tài liệu khác;
Để tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến dân sự. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết khác Tại đây. Hoặc liên hệ với Công ty Luật Mặt Trời Phương Đông bằng một trong các cách thức sau để được tư vấn và hỗ trợ ngay.
XEM THÊM:
Hãy liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời:








