NGHỊ QUYẾT 81/2025/UBTVQH15 VỀ THÀNH LẬP 34 TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH VÀ 355 TAND KHU VỰC

Nghị quyết 81/2025/UBTVQH15 về thành lập 34 Toà án nhân dân cấp tỉnh và 355 Toà án nhân dân khu vực như thế nào? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân hiện nay là gì?

Nghị quyết 81/2025/UBTVQH15 quy định về thành lập 34 TAND cấp tỉnh và 355 TAND khu vực như thế nào? 

Ngày 27/6/2025, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết 81/2025/UBTVQH15 về thành lập TAND cấp tỉnh, TAND khu vực; quy định phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của TAND cấp tỉnh, TAND khu vực.
Sau khi hợp nhất, thành lập, trong hệ thống tổ chức của TAND có 34 TAND cấp tỉnh, trong đó có 19 Tòa án nhân dân tỉnh và 04 TAND thành phố.
Đồng thời, thành lập 355 TAND khu vực tại 34 tỉnh, thành phố.

Theo đó tại việc thành lập Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo Nghị quyết 81/2025/UBTVQH15 như sau:

  1. Thành lập Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Tuyên Quang và TAND tỉnh Hà Giang.
  2. Thành lập Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Lào Cai và TAND tỉnh Yên Bái.
  3. Thành lập Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Thái Nguyên và TAND tỉnh Bắc Kạn.
  4. Thành lập Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Phú Thọ, TAND tỉnh Hòa Bình và TAND tỉnh Vĩnh Phúc.
  5. Thành lập TAND tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Bắc Ninh và TAND tỉnh Bắc Giang.
  6. Thành lập TAND tỉnh Hưng Yên trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Hưng Yên và TAND tỉnh Thái Bình.
  7. Thành lập TAND thành phố Hải Phòng trên cơ sở hợp nhất TAND thành phố Hải Phòng và TAND tỉnh Hải Dương.
  8. Thành lập Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Ninh Bình, TAND tỉnh Hà Nam và TAND tỉnh Nam Định.
  9. Thành lập Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Quảng Trị và TAND tỉnh Quảng Bình.
  10. Thành lập Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng trên cơ sở hợp nhất TAND thành phố Đà Nẵng và TAND tỉnh Quảng Nam.
  11. Thành lập Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Quảng Ngãi và TAND tỉnh Kon Tum.
  12. Thành lập Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Gia Lai và TAND tỉnh Bình Định.
  13. Thành lập Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Khánh Hòa và TTAND tỉnh Ninh Thuận.
  14. Thành lập TAND tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Lâm Đồng, TAND tỉnh Đắk Nông và TAND tỉnh Bình Thuận.
  15. Thành lập Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Đắk Lắk và TAND tỉnh Phú Yên.
  16.  Thành lập TAND Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất. TAND Thành phố Hồ Chí Minh, TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và TAND tỉnh Bình Dương.
  17. Thành lập TAND tỉnh Đồng Nai trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Đồng Nai và TAND tỉnh Bình Phước.
  18. Thành lập TAND tỉnh Tây Ninh trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Tây Ninh và TAND tỉnh Long An.
  19. Thành lập TAND thành phố Cần Thơ trên cơ sở hợp nhất TAND thành phố Cần Thơ, TAND tỉnh Hậu Giang và TAND tỉnh Sóc Trăng.
  20. Thành lập TAND tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Vĩnh Long, TAND tỉnh Bến Tre và TAND tỉnh Trà Vinh.
  21. Thành lập TAND tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Đồng Tháp và TAND tỉnh Tiền Giang.
  22. Thành lập TAND tỉnh Cà Mau trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Cà Mau và Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu.
  23. Thành lập TAND tỉnh An Giang trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh An Giang và TAND tỉnh Kiên Giang.
  24. Sau khi hợp nhất, thành lập, trong hệ thống tổ chức của TAND có 34 TAND cấp tỉnh, trong đó có 19 TAND tỉnh và 04 TAND thành phố được thành lập theo quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 23 Điều này và 11 TAND cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp, gồm TAND các tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Sơn La và TAND các thành phố: Hà Nội, Huế.
  25. Các TAND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, các luật về tố tụng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Các TAND cấp tỉnh nêu trên kế thừa quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các TAND được hợp nhất theo quy định của pháp luật.

>>> Xem chi tiết Nghị quyết 81/2025/UBTVQH15 về thành lập 34 TAND cấp tỉnh và 355 TAND khu vực TẠI ĐÂY

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân hiện nay là gì?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân hiện nay như sau:

– Độc lập theo thẩm quyền xét xử.

– Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật và Tòa án.

– Thực hiện quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan.

– Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.

– Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

– Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

– TAND xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

– Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.

– Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

– Tòa án chịu sự giám sát của Nhân dân, Quốc hội, HĐND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

>>> Mọi vấn đề thắc mắc, Quý Khách hàng liên hệ Hotline: 0932.571.339 -0905.999.655 để được Luật sư tư vấn nhanh nhất.

———————————————————————————————————————————————————————————–

Hãy liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời:

☎️ LS.Quãng: 0932.571.339 – LS.Ân: 0905.999.655
📍 Văn phòng Công ty tại Đà Nẵng
316 CÁCH MẠNG THÁNG 8, HÒA THỌ ĐÔNG, CẨM LỆ, ĐÀ NẴNG
📍 Hoạt động tại Quảng Nam
📞 0905.99.96.55
📍 Hoạt động tại Huế
📞 0932.57.13.39
📍 Hoạt động tại Quảng Bình
📞 0971.319.894
Trân trọng!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *